Bác sỹ tại Pk có trình
độ thạc sỹ, tiến sỹ

Bác sỹ thực hiện hơn
ca chữa bệnh

Bệnh nhân được tư
vấn cùng bác sỹ

ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH

Được Sở Y Tế cấp phép

Cơ sở uy tín, chất lượng

Bảo mật, an toàn

Phòng khám nam khoa 52 Nguyễn Trãi

Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?

Tác giả bài viết:

Với vị ngọt thanh mát, thịt quả mềm thơm chôm chôm trở thành loại trái cây yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, bà bầu có nên ăn chôm chôm không? thắc mắc này được khá nhiều chị em quan tâm. Bởi nhiều người cho rằng ăn chôm chôm sẽ nóng, khiến bà bầu “bốc hoả”, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé? Thực hư vấn đề này dưới góc nhìn khoa học có gì thay đổi không? Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin ở bài viết hôm nay.

Thành phần dinh dưỡng ở chôm chôm

Trước khi giải đáp cho thắc mắc bà bầu có nên ăn chôm chôm không? chúng ta nên biết quả chôm chôm được xem là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc.

Loại quả này có vị ngọt thanh, dễ ăn. Hơn nữa, chúng còn được biết đến với rất nhiều giá trị dinh dưỡng, giàu chất xơ, vitamin C và cùng các hợp chất dinh dưỡng khác.

Theo nhiều nghiên cứu cho biết, thịt của trái chôm chôm có thể cung cấp chất xơ cho bạn tương đương với một trái cam, táo khoảng 1.3 – 2gr tổng hàm lượng chất xơ.

Cụ thể trái chôm chôm có chứa rất nhiều hàm lượng dưỡng chất cần thiết cho sức khoẻ:

– Calo 82%; nước >77%; Chất đạm 21%; chất xơ 1.3gr; vitamin C 5mg; cùng với đó là nhóm vitamin B1, B12; Canxi; sắt; kali…

Với hàng loạt các dưỡng chất kể trên, chôm chôm xứng đáng là loại quả mà bạn có thể thưởng thức mỗi ngày.

Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?

Dù được biết đến với rất nhiều giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên nhiều mẹ bầu còn do dự mỗi khi thưởng thức loại quả này.

Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?

Bởi một số quan niệm từ xưa cho rằng việc bà bầu ăn chôm chôm có thể gây nóng cho cơ thể, khiến mẹ bầu mệt mỏi, dễ cáu gắt… một số ý kiến khác cũng truyền tai nhau mẹ bầu ăn chôm chôm sẽ gây ra tình trạng khó sinh.

Chính những quan niệm này đã khiến nhiều mẹ bầu không dám ăn loại quả này trong thời kỳ mang thai. Vậy chuyện này có thực sự như vậy? Dưới góc nhìn của khoa học, thì bà bầu có nên ăn chôm chôm không?

Giải thích cho vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, các quan niệm trên hoàn toàn không có cơ sở khoa học, chưa một nghiên cứu nào được đưa ra và khẳng định bà bầu không nên ăn chôm chôm.

Với rất nhiều giá trị dinh dưỡng thu được từ trái chôm chôm, mẹ bầu hoàn toàn có thể thưởng thức loại quả này trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý ăn chôm chôm ở mức độ vừa phải.

Không nên ăn quá nhiều chôm chôm cùng một lúc, không nên ăn chôm chôm khi đói… bạn có thể xen kẽ nhiều loại quả khác nhau để bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể và em bé.

Lợi ích của việc ăn chôm chôm với bà bầu

Như vậy, với thắc mắc bà bầu có nên ăn chôm chôm không? thì câu trả lời là hoàn toàn có thể nhé!

Bởi đây là loại trái cây được đánh giá có giá trị dinh dưỡng cao, hơn nữa bà bầu ăn với mức vừa phải chúng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ của bạn:

Tác dụng của chôm chôm với bà bầu

Chống buồn nôn và chóng mặt

Buồn nôn và chóng mặt đều là những biểu hiện thường gặp ở mẹ bầu, nhất là những mẹ bầu sức khoẻ yếu, thì tình trạng này có thể xuất hiện thường xuyên.

Do đó, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn thêm chôm chôm để cung cấp đủ lượng đường, sắt, vitamin cần thiết cho cơ thể. Với vị thanh, ngọt nhẹ từ trái chôm chôm sẽ giúp các bà bầu giảm bớt cảm giác khó chịu, buồn nôn, ốm nghén…

Cung cấp lượng chất sắt đáng kể

Thành phần có từ thịt trái chôm chôm có chứa khá nhiều sắt, nhờ đó sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát nồng độ hemoglobin hiệu quả. Ăn trái chôm chôm với lượng vừa đủ sẽ giúp các bà bầu giảm đi tình trạng mệt mỏi khi đang mang thai, cũng như giúp giảm tình trạng suy nhược cơ thể bởi đã được cung cấp đủ lượng máu cần thiết.

Tăng cường hệ miễn dịch

Thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ khá nhạy cảm với bất cứ yếu tố nào từ: thời tiết, nhiệt độ, cảm xúc hàng ngày… Do đó, việc bổ sung dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch là rất cần thiết.

Trái chôm chôm có rất nhiều dưỡng chất quan trọng, vì vậy mẹ bầu chớ bỏ qua loại quả này nhé!

Các khoáng chất trong chôm chôm chứa nguồn dưỡng chất có tác dụng bảo vệ cơ thể của bà bầu tránh khỏi các tác nhân như: vi khuẩn cũng như vi rút gây bệnh.

Không chỉ có vậy, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trái chôm chôm còn có các thành phần dưỡng chất đặc biệt có khả năng tái tạo tế bào bạch cầu, hỗ trợ tăng cường các hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó, giúp mẹ bầu luôn có sức khoẻ ổn định, giảm nhanh tình trạng ốm nghén…

Ngăn ngừa các bệnh thông thường

Chôm chôm có chứa đa dạng nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ. Vì vậy, giai đoạn thai kỳ mẹ nhớ bổ sung loại trái cây này vào thực đơn ăn vặt hàng ngày. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất còn giúp mẹ giảm nguy cơ mắc các bệnh cúm, cảm lạnh thông thường…

Tốt cho hệ tiêu hóa

Trái chôm chôm có chứa lượng chất xơ cao nên được đánh giá rất tốt cho hệ tiêu hoá của bạn. Hạn chế tình trạng táo bón, tiêu chảy đối với những bà bầu có chế độ dinh dưỡng đa dạng, hợp lý…

Cung cấp vitamin E

Hầu hết mẹ bầu đều lo lắng đến vấn đề vóc dáng và làn da kể từ khi có em bé. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì trái chôm chôm cũng được coi là một trong những loại quả giúp bạn cải thiện tình trạng về da khá hiệu quả nhờ thành phần vitamin E lý tưởng đó.

Kiểm soát huyết áp và cholesterol

Huyết áp ổn định khi mang thai là vấn đề rất cần thiết. Do đó chị em nên biết, chôm chôm sẽ hỗ trợ tăng cường khả năng lưu thông máu, điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định. Việc ăn chôm chôm đúng cách còn giúp bạn giảm thiểu tình trạng phù nề chân tay khi mang thai.

Thanh lọc cơ thể

Cơ thể chúng ta thường có vi khuẩn cơ lợi và vi khuẩn có hại. Do đó, để bảo vệ sức khoẻ, bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để vi khuẩn có lợi sinh sôi, vi khuẩn có hại bị tiêu diệt… ngoài việc chú ý đến vấn đề ăn uống thì chôm chôm cũng là loại quả được đánh giá cao về chức năng thanh lọc cơ thể mà chị em nên biết.

Làm đẹp tóc

Nhờ hàm lượng vitamin E và vitamin C – là 2 dưỡng chất quan trọng giúp các bà bầu giải quyết những lo lắng liên quan đến gàu, da đầu và rụng tóc trong thời gian mang thai.

Vậy nên, mẹ bầu đừng quên bổ sung loại quả này mỗi ngày cùng với lượng vừa đủ nhé!

>>> XEM THÊM: Bà bầu có ăn được lá lốt không?

Tác dụng phụ khi ăn chôm chôm quá nhiều

Chôm chôm là loại quả có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, nhưng không vì thế mà mẹ bầu có thể bổ sung quá nhiều. Việc bạn ăn chôm chôm quá nhiều trong cùng một thời điểm có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn”

  • Hàm lượng đường huyết tăng cao

Chôm chôm có vị ngọt, nhiều nước nên có chứa hàm lượng đường cao. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều chôm chôm trong cùng một thời điểm sẽ gặp phải tình trạng đường huyết tăng cao.

Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Vậy nên, mẹ bầu cần phải ăn loại quả này với một lượng vừa đủ khoảng 4 -5 quả/ngày.

  • Tăng lượng cholesterol

Có thể bạn chưa biết, hàm lượng đường có trong chôm chôm là khá cao, nên khi bạn ăn quá nhiều thì chúng có thể chuyển hóa thành rượu. Từ đó làm cho lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao và đe doạ đến sức khoẻ của mẹ và bé.

Những lưu ý cho bà bầu khi ăn chôm chôm

Dù là một loại trái cây rất ngon và tốt cho sức khoẻ. Nhưng để đảm bảo an toàn, khi ăn loại quả này, các mẹ cần lưu ý:

Bà bầu ăn chôm chôm cần lưu ý gì?

Không lột vỏ chôm chôm bằng miệng

Trái chôm chôm sau khi chín sẽ được thu hoạch và bảo quản, vận chuyển qua nhiều công đoạn khác nhau để đến tay người tiêu dùng. Bạn cũng nên biết, quá trình trồng chôm chôm đa phần mọi người sẽ sử dụng thuốc trừ sâu, chất hoá học để cây phát triển, không sâu bệnh và cho ra nhiều trái chín thơm ngon.

Vậy nên, chúng ta không thể chắc chắn rằng khi trái chôm chôm đến tay mình thì có chứa hoá chất, chất bảo quản hay không? Do đó, bà bầu nên lựa chọn ăn chôm chôm và đúng mùa vụ của nó, cũng như làm sạch chôm chôm trước khi ăn (ngâm chôm chôm vào nước muối đã pha loãng).

Bạn không nên dùng miệng để bóc vỏ chôm chôm, bạn có thể sử dụng dao để tách vỏ và thưởng thức.

Lượng đường trong máu cao hạn chế ăn chôm chôm

Tiểu đường thai kỳ là vấn đề rất dễ phải ở mẹ bầu và bệnh lý này có thể gây ra rất nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ. Do đó, nếu mẹ có lượng đường trong máu cao nên hạn chế ăn thực phẩm ngọt, trái cây ngọt…

Không cùng lúc quá nhiều chôm chôm

Bạn không nên ăn quá nhiều chôm chôm cùng lúc. Vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, đồng thời lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ.

Mẹ bầu chỉ nên ăn 4 – 5 quả/ngày, đan xen với các thực phẩm dinh dưỡng khác nhau. Không nên ăn chôm chôm khi bụng đói và cũng không nên ăn quá khuya, vì có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu.

Cách chọn chôm chôm ngon, bảo đảm cho mẹ bầu

Để đảm bảo an toàn toàn cho sức khoẻ, dưới đây là cách chọn chôm chôm mà bạn nên biết:

  • Nên mua chôm chôm tại các cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo không chứa chất bảo quản.
  • Nên mua chôm chôm đúng mùa từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Chôm chôm trái mùa có thể có chứa chất bảo quản hoá học, gây đột biến gen…
  • Chọn chôm chôm tươi, cuống và vỏ còn tươi, màu đỏ. Những trái vỏ đã thâm xỉn, héo, lớp gai đổi màu xám… là chôm chôm đã để lâu, không còn dưỡng chất, dễ có chứa chất bảo quản.
  • Trước khi ăn chôm chôm mẹ bầu nên ngâm chúng với nước muối lãong để loại bỏ các chất độc hại và các vi khuẩn có hại.
  • Chôm chôm để trong tủ mát quá lâu cũng có thể lên men và không tốt cho sức khoẻ. Vì vậy, bạn nên sử dụng chúng khi còn tươi để thu được các dưỡng chất vốn có.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho thắc mắc bà bầu có nên ăn chôm chôm không? Nếu có băn khoăn, mẹ bầu có thể chat ngay với bác sĩ Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi hoặc gọi đến Hotline: 0858.56.52.52 để được tư vấn nhanh chóng.

lưu ý Lưu ý : “ Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Của Mỗi Người ”
khuyến mãi

s suất cuối - nhận ngay mã số khám ưu tiên

23

GIỜ

23

PHÚT

GIÂY

lưu ýNhận mã số
banner-right

© 2019 Bản quyền các bài viết thuộc phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

Các bài viết của phòng khám chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0102678020 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

×

ĐẶT HẸN ONLINE