Rối loạn kinh nguyệt là gì
admin
Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định là hiện tượng phổ biến ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, có tới 90% chị em phụ nữ chủ quan khi gặp phải vấn đề này, khiến bệnh nặng, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn. Vậy, rối loạn kinh nguyệt là gì, nguyên nhân, cách điều trị thế nào? Tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây!
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt hiểu đơn giản là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ, bởi sự thay đổi nội tiết tố gây chảy máu từ buồng trứng tử cung ra bên ngoài âm đạo.
Thường kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên ở các bé gái trong độ tuổi từ 12 – 16, chu kỳ kinh dao động từ 28 – 35 ngày, ngày hành kinh từ 3 – 7 ngày và lượng máu kinh từ 20 – 80ml.
Rối loạn kinh nguyệt là các biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày hành kinh cũng như số lượng máu kinh so với chu kỳ kinh trước đó.
Rối loạn kinh nguyệt có thể gặp ở nhiều chị em phụ nữ trong mọi lứa tuổi với biểu hiện bệnh khác nhau. Nếu bạn có bất kỳ sự thay đổi nào về kinh nguyệt so với chu kỳ thông thường trước đó, bạn hãy tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt
Mặc dù, không phải lúc nào chu kỳ kinh nguyệt bất thường cùng là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe. Nhưng, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý nếu gặp phải một số biểu hiện bất thường dưới đây:
Thống kinh
Thống kinh là hiện tượng nữ giới bị đau bụng kinh mỗi khi hành kinh. Rất nhiều người chủ quan cho rằng đau bụng khi hành kinh là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng, thực tế thống kinh có thể xảy ra do các tổ chức tế bào bị hoại tử khi hành kinh, từ đó tạo ra Menotoxin gây co thắt mạnh tử cung và đau đớn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp thống kinh là do viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,…gây ra.
Rong kinh, rong huyết
Đây là một trong những hiện tượng phổ biến của rối loạn kinh nguyệt. Ở độ tuổi dậy thì, trong những năm đầu có kinh hay những năm cuối của thời kỳ tiền mãn kinh, rong kinh, rong huyết rất dễ xảy ra mà không có bất kỳ tổn thương thực thể nào.
Thế nhưng, hầu hết các trường hợp rong kinh, rong huyết là biểu hiện của các chứng bệnh lý phụ khoa như: viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung,…Thậm chí, nó còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung,…
Vòng kinh không phóng noãn
Vòng kinh phóng noãn không đều, lúc dài lúc ngắn thường xảy ra ở những kỳ kinh đầu của tuổi dậy thì và ở trong thời kỳ tiền mãn kinh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp xảy ra trong độ tuổi sinh sản gây vô sinh.
Vô kinh
Vô kinh là tình trạng không có sự hiện diện của kinh nguyệt và nó được chia làm 2 loại đó là:
- Vô kinh nguyên phát: Đây là tình trạng quá tuổi dậy thì nhưng vẫn không có kinh. Trường hợp này có thể do đường sinh dục bị dị dạng như: không có tử cung hay toàn bộ cơ quan sinh dục.
- Vô kinh thứ phát: Đây là tình trạng nữ giới đã có kinh nhưng lại mất kinh quá 3 tháng. Vô kinh thứ phát có thể gặp ở người nạo phá thai nhiều lần, dính lòng tử cung, băng huyết sau sinh,…
Ngoài ra, một số biểu hiện khác của rối loạn kinh nguyệt đó là kinh nguyệt ra ít, kinh thưa, đa kinh (chu kỳ kinh dưới 21 ngày).
Máu kinh có màu đỏ thẫm, mùi hơi tanh, không đông, máu kinh lẫn máu mục, máu đỏ tươi hay hồng nhạt. Bên cạnh đó, nữ giới còn có các triệu chứng kèm theo như: đau bụng dưới, đau toàn bụng, đau vùng chậu, đau thắt lưng, căng tức ngực, buồn nôn,…
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt là gì
Rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở rất nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Sau đây là một số nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở chị em phụ nữ.
- Nội tiết tố thay đổi
Hiện tượng này ở mỗi giai đoạn sẽ thay đổi khác nhau như: tuổi dậy thì, mãn kinh, mang thai,…Nội tiết tố thay đổi đều ảnh hưởng tới kinh nguyệt của người phụ nữ.
Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi lớn. Sẽ phải mất vài năm để nội tiết tố cân bằng và ổn định kinh nguyệt.
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng nữ suy giảm, nội tiết tố mất cân bằng khiến chu kỳ và lượng máu kinh thay đổi.
Thời kỳ mãn kinh được tính từ 12 tháng của thời kỳ kinh nguyệt cuối ở nữ giới. Sau thời kỳ mãn kinh, nữ giới sẽ không còn xuất hiện kinh nguyệt nữa. Hơn nữa, trong thời kỳ mang thai hay cho con bú, nữ giới cũng sẽ không có kinh nguyệt.
- Do các bệnh lý
Các bệnh phụ khoa như: polyp cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, buồng trứng đa nạng,…cũng có thể khiến kinh nguyệt bị rối loạn.
Ngoài ra, các bệnh như: u tuyến yên, tuyến giáp, tiểu đường, viêm nhiễm đường sinh dục,…cũng có thể khiến kinh nguyệt bị rối loạn.
- Thói quen sinh hoạt
Kinh nguyệt do cơ chế nội tiết – thần kinh điều chính, do đó, việc thay đổi môi trường sống, tâm lý căng thẳng, mệt mỏi,…cũng có thể làm thay đổi kinh nguyệt.
Hơn nữa, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, lành mạnh, vận động quá sức, hay sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh lý khác,…cũng có thể làm nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt gây ra những ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Thực tế, kinh nguyệt bất thường nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của chị em phụ nữ, cụ thể:
- Thiếu máu
Lượng máu kinh ra nhiều và diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xạo,…Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của chị em.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài không những gây ra sự bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày mà nó còn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng phát triển, gây viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm buồng trứng,…
- Tăng nguy cơ vô sinh
Khả năng mang thai của bạn sẽ thấp hơn nếu như chu kỳ kinh nguyệt bất thường, bởi việc trứng rụng không thường xuyên, không cùng một thời điểm hay viêm nhiễm gây tắc vòi trứng,…đều làm giảm khả năng thụ thai.
- Ảnh hưởng chuyện chăn gối
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, quan hệ tình dục vào những ngày “đèn đỏ” đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Vì thế, rối loạn kinh nguyệt phần nào sẽ khiến chất lượng cuộc “yêu” bị giảm sút, đời sống tình dục gián đoạn.
- Ảnh hưởng tới nhan sắc
Estrogen và Progesteron là hormone đóng vai trò quan trọng đối với sắc đẹp của nữ giới. Vậy nên, việc suy giảm, rối loạn nồng độ hormone này đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhan sắc, tính khí của chị em, khiến chị em dễ cáu gắt, khó chịu,…
Hơn nữa, rối loạn kinh nguyệt còn khiến nhiều chị em phụ nữ cảm thấy thiếu tự tin, căng thẳng và lo lắng, từ đó chất lượng sống bị giảm đáng kể.
- Bệnh lý nguy hiểm
Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như: chửa ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung,…vô cùng nguy hiểm nếu như bạn thăm khám muộn.
Khi nào thì cần đi khám
Các chuyên gia ý tế đầu ngành khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần. Đặc biệt, với những chị em phụ nữ có các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt thì nên chủ động thăm khám ngay càng sớm càng tốt để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp.
Việc phát hiện sớm sẽ giúp bác sĩ kịp thời điều trị ngay khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, tránh các bệnh lý các tính nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,…Chảy máu âm đạo sau mãn kinh cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư nội mạc tử cung chị em cần chú ý.
Đối tượng dễ mắc rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng phổ biến ở nữ giới, ngay cả những người đã có kinh nguyệt đều cũng có thể mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng bởi bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chúng thông qua cách hạn chế giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa đầu ngành ngay để biết thêm các thông tin chi tiết, được tư vấn và đưa ra lời khuyên hữu ích nhất.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn kinh nguyệt
Có rất nhiều yếu tố lằm tăng nguy cơ nữ giới mắc bệnh rối loạn kinh nguyệt, trong đó phải kể tới như:
- Nữ giới thường có kinh nguyệt bắt đầu vào lúc 12 tuổi hay trẻ hơn sẽ có nguy cơ cao gặp phải những cơn đau khó chịu, chu kỳ kinh kéo dài và nhiều hơn. Ngoài ra, các bạn gái mới dậy thì cũng có thể bị rối loạn kinh nguyệt trước khi chu kỳ rụng trứng trở nên đều đặn, thường xuyên khi trưởng thành.
- Nữ giới mãn kinh cũng có thể bị lỡ kinh hay xuất huyết nặng.
- Thừa ăn, thiếu cân cũng có thể khiến nữ giới bị đau bụng kinh, vô kinh.
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, nhiều hơn cũng có thể dẫn tới những cơn đau quặn bụng.
- Phụ nữ mang thai nhiều lần sẽ có khả năng rong kinh cao.
- Hút thuốc là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ rong kinh ở nữ giới.
- Tâm lý căng thẳng, stress cũng có thể khiến nồng độ hormone thay đổi thất thường, vô kinh tạm thời.
Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa nguy hiểm, vì thế chị em tuyệt đối không được chủ quan. Để điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả, chị em cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thăm khám. Tùy vào nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị rối loạn, mức độ và tình trạng sức khỏe của chị em mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Hiện nay, tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, một trong những cơ sở y tế chuyên khoa đi đầu tại Hà Nội, đã và đang điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng những phương pháp như:
Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng phương pháp chuyển hóa
Đây là một trong những phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả, dưới sự kết hợp của cân bằng nội tiết và vật ký trị liệu, nhằm loại bỏ ứ mật của cơ thể, điều hòa khí huyết, ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt do chu kỳ sinh lý
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chuyên khoa nhằm thúc đẩy sự lưu thông tuần hoàn máu ở tử cung, từ đó tăng cường chức năng sinh lý, ổn định kinh nguyệt.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt cần có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chị em cần lưu ý không tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà. Bởi, cơ địa, tính chất sinh lý của chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau, nên thuốc sử dụng cũng sẽ khác nhau.
Không những thế, chị em sử dụng thuốc không đúng còn khiến tình trạng kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt theo cân bằng nội tiết tố nữ
Chị em sẽ được bác sĩ kê thuốc Đông y dựa trên tình trạng cụ thể, nhằm điều hòa khí huyết, lưu thông mạch máu, loại bỏ tắc nghẽn, giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn, từ đó điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng ngoại khoa
Đối với những trường hợp nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt do các bệnh phụ khoa như: polyp cổ tử cung, u xơ tử cung,…ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh bằng phương pháp ngoại khoa (thủ thuật).
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ loại bỏ tận gốc tác nhân gây rối loạn kinh nguyệt, từ đó chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn.
Cách phòng tránh rối loạn kinh nguyệt
Theo số liệu thống kê, 90% chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, chị em có thể phòng tránh chúng bằng nhiều cách khác nhau.
- Thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp
Chị em phụ nữ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình sao cho hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Thực tế, có rất nhiều loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, chị em cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm cay, đồ chiên dầu mỡ,…
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, dù đó chỉ là một vài động tác, vận động nhỏ vào mỗi buổi sáng 15 – 30 phút cũng phần nào giúp đẩy lùi chứng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.
- Giữ tâm lý thoải mái
Chị em cần đảm bảo làm việc, sinh hoạt trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ, ít căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập nghĩ tới những điều khiến bạn vui vẻ, suy nghĩ tích cực, nghe nhạc hay trò chuyện cùng người thân để thư giãn.
Việc giữ tâm lý thoải mái sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt của chị em diễn ra đều đặn hơn.
- Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
Các chuyên gia khuyến cáo chị em không nên lạm dụng thuốc tránh thai. Bởi, thuốc tránh thai sử dụng thường xuyên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung, kinh nguyệt nói riêng.
Vì thế, việc sử dụng thuốc tránh thai cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều phương pháp tránh thai an toàn, hiệu quả, bạn có thể tham khảo, lựa chọn.
- Tránh sử dụng chất kích thích
Việc sử dụng chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá,…không những ảnh hưởng tới nội tiết, gây rối loạn kinh nguyệt mà còn gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới làn da của bạn nữa. Vì thế, hãy tránh các chất kích thích, hạn chế tối đa ở mức có thể nếu muốn cải thiện chu kỳ kinh nguyệt bạn nhé.
- Điều trị các bệnh lý nếu có
Các bệnh tuyến giáp, tiểu đường có thể khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt. Do đó, để khắc phục tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn, tốt nhất chị em nên thăm khám và điều trị sớm.
Như vậy, rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện bất thường, không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em. Vì thế, chị em tuyệt đối không được chủ quan nên điều trị sớm nếu có các biểu hiện bất thường về kinh nguyệt.
Trên đây là những thông tin chia sẻ rối loạn kinh nguyệt là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào về kinh nguyệt cần các chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp, bạn hãy đặt câu hỏi trực tiếp ngay TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo: