Bệnh lậu ở nam và nữ giới
admin
Bạn từng nghe đến bệnh lậu và bạn biết đây là một căn bệnh rất nguy hiểm có thể gây vô sinh và tử vong… Bạn đang muốn biết bệnh lậu là gì? dấu hiệu nhận biết, tác hại, cách điều trị… Tất cả sẽ được chúng tôi cung cấp trong bài viết dưới đây. Hãy tham khảo và tìm hiểu để biết bệnh lậu là gì nhằm có biện pháp phòng tránh hiệu quả cũng như kịp thời nhận biết và chữa trị khi không may mắc bệnh.
Bệnh lậu là gì?
Lậu mủ là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hay còn gọi là bệnh xã hội, do song cầu khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae gây nên.
Bệnh lậu có thể xảy ra với bất kỳ ai, nam giới và nữ giới ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế thì nhưng nam nữ giới đã từng có quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bệnh lậu là bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất trong các bệnh xã hội và đây cũng là bệnh có tốc độ phát triển, lây lan nhanh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cuộc sống, sức khỏe và khả năng sinh sản, thậm chí tính mạng của người bệnh.
Vì vậy, mọi người cần nắm rõ những thông tin về bệnh để chủ động trong việc phòng tránh và điều trị hiệu quả khi mắc bệnh.
Biểu hiện của bệnh lậu là gì
Bệnh lậu là bệnh có tốc độ phát triển và lây lan nhanh, sau khi nhiễm vi khuẩn lậu khoảng từ 2-7 ngày (tùy cơ địa và sức đề kháng của từng người), người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện đặc trưng của bệnh.
Triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới
Đối với nam giới sau khi nhiễm lậu sẽ có các triệu chứng cấp tính như:
- Có triệu chứng bất thường về tiểu tiện như: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đau và tiểu ra mủ có màu trắng đục (hoặc có màu vàng xanh) và có mùi hôi khó chịu.
- Sưng đau, tấy đỏ và ngứa rát ở bao quy đầu – quy đầu, vùng bìu, vùng bẹn, tinh hoàn….
- Đau khi quan hệ tình dục và khi xuất tinh.
- Đau mỏi lưng, đau vùng bụng dưới, người mệt mỏi….
Những triệu chứng lậu cấp tính ở nam giới nếu không được phát hiện và điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính sau khoảng 7-10 ngày phát bệnh. Ở giai đoạn mãn tính, nam giới sẽ có triệu chứng sau:
- Giảm tiểu buốt, nhưng vẫn bị tiểu rắt và có cảm giác nóng rát dọc niệu đạo do bị viêm niệu đạo.
- Xuất hiện giọt nhầy mủ chảy ra ở niệu đạo lúc sáng sớm.
- Có thể ra máu khi xuất tinh.
- Cơ thể mệt mỏi, thường bị sốt cao, ớn lạnh và buồn nôn,…
Triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới
Triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới khá giống với một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa nên khó nhận và thường nhận biết khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Chị em phụ nữ bị nhiễm lậu thường có các triệu chứng như:
- Đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ và có cảm giác bỏng rát, đau rát khi đi tiểu.
- Vùng kín ngứa rát, sưng đau và ra nhiều khí hư có màu trắng đục (hoặc vàng xanh) có mùi hôi, tuyến Bartholin bị sưng đau.
- Có cảm giác đau khi quan hệ tình dục, kèm theo đau lưng, đau vùng bụng dưới, đau vùng chậu.
- Mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn và nôn,…
Những triệu chứng này không được phát hiện sớm và điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Hầu hết các trường hợp lậu mãn tính ở nữ giới thì người bệnh chỉ có triệu chứng ra khí hư màu vàng và bị viêm cả hậu môn do mủ kèm theo vi khuẩn lậu chảy đến hậu môn.
Triệu chứng bệnh lậu ở miệng, hậu môn
Ngoài những triệu chứng ở bộ phận sinh dục thì cả nam giới và nữ giới có thể còn có triệu chứng của bệnh lậu ở miệng và hậu môn khi có tiếp xúc với vi khuẩn lậu bằng miệng và hậu môn.
Khi bị nhiễm lậu ở miệng, người bệnh thường có triệu chứng sưng đau, ngứa rát ở vùng miệng, amida mưng mủ, ho kéo dài, vòm họng có mủ trắng, viêm loét vùng miệng…
Còn nếu nhiễm lậu ở hậu môn, người bệnh thường có biểu hiện viêm hậu môn – trực tràng, hậu môn có cảm giác đau rát khi đi vệ sinh,…
Nguyên nhân gây bệnh lậu là gì
Nguyên nhân gây bệnh lậu được xác định là do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae gây nên. Vi khuẩn lậu bắt màu gram âm (-) và là một loại vi khuẩn thích nghi với môi trường ẩm ướt trong cơ thể như bộ phận sinh dục, vùng miệng…
Bệnh lậu lây qua con đường nào
Theo các chuyên gia y tế thì bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua 4 con đường sau:
- Quan hệ tình dục: Có đến hơn 95% trường hợp mắc bệnh lậu là do lây truyền qua đường tình dục khi có quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh, kể cả quan hệ bằng đường miệng và hậu môn.
- Lây qua tiếp xúc vết thương hở: Bệnh lậu có thể lây nhiễm từ người này sang người khác khi có tiếp xúc vết thương hở với người bị nhiễm lậu.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Lậu cũng có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua đồ dùng cá nhân khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân có chứa dịch khuẩn lậu của người bệnh.
- Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai nhiễm lậu khi sinh thường qua đường âm đạo sẽ lây nhiễm cho trẻ khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm lậu và có biểu hiện viêm kết mạc dẫn đến mù lòa,…
Tác hại của bệnh lậu là gì
Bệnh lậu là một bệnh khá nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Đối với nam giới
Bệnh lậu ở nam giới có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho nam giới như:
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Những triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới khiến nam giới cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Nam giới bị nhiễm lậu sẽ có triệu chứng đau rát khi quan hệ tình dục và khi xuất tinh gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Bên cạnh đó, đây là bệnh xã hội nên khi vợ hoặc chồng mắc bệnh đều có tâm lý nghi ngờ đối phương gây ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.
- Bị viêm nhiễm nam khoa: Nam giới bị nhiễm lậu có thể mắc thêm một số bệnh viêm nhiễm nam khoa như: viêm bao quy đầu – quy đầu, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn… gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, có thể gây vô sinh – hiếm muộn.
- Gây tử vong: Bị nhiễm lậu mà không chữa trị thì vi khuẩn lậu có thể xâm nhập vào máu, não gây nhiễm trùng đường huyết, viêm màng não dẫn tới tử vong.
Đối với nữ giới
Bệnh lậu ở nữ giới cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho nữ giới như gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống tình dục và hạnh phúc gia đình, gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tính mạng.
Ngoài ra, bệnh lậu ở nữ giới còn ảnh hưởng đến thai nhi khi mang thai. Chị em phụ nữ mang thai bị nhiễm lậu nếu không được điều trị sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai, sinh non. Đặc biệt khi sinh con bằng đường sinh thường qua âm đạo sẽ lây nhiễm cho trẻ, khiến trẻ bị nhiễm lậu dẫn đến viêm kết mạc mắt gây mù lòa, nhiễm khuẩn khớp… đe dọa đến tính mạng.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ
Bạn cần đến bác sĩ sau khi có quan hệ tình dục không an toàn và thấy xuất hiện các triệu chứng như:
- Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu ra mủ;
- Ra nhiều dịch âm đạo bất thường, âm đạo chảy máu bất thường;
- Ngứa và sưng đau rát ở bộ phận sinh dục và ở hậu môn;
- Đau nhức, chảy máu hậu môn và đau khi đi đại tiện.
Nếu có bất cứ dấu hiệu nào được nêu ở trên hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra, tư vấn và có phương pháp chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Chuẩn đoán và xét nghiệm bệnh lậu
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lậu dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh và tiểu sử quan hệ tình dục của người bệnh. Sau đó sẽ chỉ định một số xét nghiệm bắt buộc như nhuộm màu gram âm để kiểm tra vi khuẩn lậu, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu.
Nhuộm gram âm là kỹ thuật sử dụng thuốc nhuộm đặc biệt để tìm vi khuẩn lậu trong dịch niệu đạo, dịch âm đạo và nước tiểu dưới kính hiển vi.
Nuôi cấy vi khuẩn giúp phát hiện vi khuẩn lậu ở bộ phận sinh dục, trực tràng hoặc cổ họng.
Cách điều trị bệnh lậu hiệu quả
Để điều trị bệnh lậu hiệu quả cần phải dựa vào mức độ và tình trạng bệnh của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Thông thường để điều trị bệnh lậu, các bác sĩ thường sử dụng thuốc kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn lậu nhanh chóng, giảm triệu chứng và kháng lại sự phát triển, lây lan của vi khuẩn lậu.
Đối với trường hợp mãn tính thì bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp (kháng sinh đồ) để giúp người bệnh điều trị nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thêm thuốc đông y nhằm tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng, hạn chế các tác dụng phụ của thuốc tây y, hạn chế bệnh tái phát…
Tốt hơn hết, để điều trị bệnh lậu hiệu quả thì khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Cách phòng tránh bệnh lậu
Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người, để phòng tránh bệnh lậu một cách hiệu quả nhất thì mọi người nên thực hiện:
- Quan hệ tình dục an toàn và chung thủy, khi quan hệ nên sử dụng bao cao su để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn, vi rút từ bạn tình.
- Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người lạ và đặc biệt là không sử dụng chung đồ với người bệnh.
- Khi vô tình tiếp xúc với dịch khuẩn của người bệnh thì không nên cho vào miệng, lên mắt mà cần vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng.
- Phụ nữ mang thai bị nhiễm lậu thì nên tiến hành điều trị dứt điểm và nên sinh mổ để tránh lây nhiễm cho trẻ sơ sinh.
- Nếu có những triệu chứng của bệnh thì ngay lập tức đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, nên điều trị cho bạn tình và người thân để tránh tái nhiễm, lây nhiễm bệnh chồng chéo cho nhau.
Một số hình ảnh bệnh lậu
- Bệnh lậu ở mắt
- Bệnh lậu ở hậu môn
Một số câu hỏi liên quan
Bạn có thể tái nhiễm sau khi điều trị bệnh lậu không?
Sau khi điều trị lậu vẫn có thể tái nhiễm nếu có quan hệ tình dục không an toàn, hôn với người bệnh, có tiếp xúc vết thương hở với người bệnh hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh…
Nếu tôi nhiễm bệnh lậu thì bạn tình của tôi có nguy cơ nhiễm bệnh không?
Câu trả lời là có. Nếu bạn bị nhiễm lậu mà có quan hệ tình dục không an toàn thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình rất cao. Vì thế, khi bị bệnh lậu thì nên kiêng quan hệ tình dục và đưa bạn tình cùng thăm khám, kiểm tra và điều trị để tránh tái nhiễm, lây nhiễm chồng chéo cho nhau.
Điều gì xảy ra nếu như tôi không điều trị bệnh lậu?
Nếu bạn bị nhiễm lậu mà không điều trị sẽ khiến bạn gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:
Ở nữ giới có thể gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm vùng chậu, viêm phần phụ… có thể bị vô sinh – hiếm muộn, mang thai ngoài tử cung, sẩy thai, sinh non, lây nhiễm cho trẻ sơ sinh khi mang thai và sinh thường và có thể gây tử vong…
Ở nam giới, bệnh lậu có thể lây nhiễm đến các bộ phận khác gây viêm nhiễm nam khoa, tắc ống dẫn tinh dẫn tới vô sinh – hiếm muộn, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, đời sống tình dục, và có thể ảnh hưởng tới tính mạng…
Khi nào là an toàn để quan hệ tình dục trở lại
Bạn nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh. Sau khi hết liệu trình điều trị 7 ngày và kiểm tra không còn vi khuẩn lậu trong cơ thể, sức khỏe của bạn đã ổn định, tinh thần thoải mái thì bạn mới nên quan hệ tình dục trở lại.
Lưu ý là khi quan hệ thì bạn nên sử dụng bao cao su để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm và bệnh xã hội khác.
Trên đây là những thông tin về bệnh lậu là gì mà mọi người cần phải nắm rõ để có biện pháp phòng tránh hiệu quả cũng như kịp thời nhận biết và điều trị khi mắc phải.
Mọi thắc mắc về bệnh lậu và các vấn đề sức khỏe khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại: 03.56.56.52.52 hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Nguồn tham khảo: