Bác sỹ tại Pk có trình
độ thạc sỹ, tiến sỹ

Bác sỹ thực hiện hơn
ca chữa bệnh

Bệnh nhân được tư
vấn cùng bác sỹ

ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH

Được Sở Y Tế cấp phép

Cơ sở uy tín, chất lượng

Bảo mật, an toàn

Phòng khám nam khoa 52 Nguyễn Trãi

Vì sao không được bước qua chân bà bầu?

Tác giả bài viết:

Ngay từ khi bạn biết đến sự hiện diện của em bé trong bụng mẹ, mọi cử động của bạn đều có mối liên hệ mật thiết với bé. Đối mặt với quá nhiều điều kiêng kỵ khi mang thai, bạn không khỏi lo lắng và phiền muộn bởi vấn đề vì sao không được bước qua chân bà bầu. Để xóa tan nghi ngờ đó, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ phân tích, làm rõ vấn đề, để bạn là một bà mẹ mang thai hạnh phúc.

Tại sao không được bước qua người bà bầu?

Từ xa xưa, có rất nhiều quan niệm xoay quanh về người phụ nữ mang thai, thậm chí không ít rào cản được đặt ra khiến hầu hết mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Mặc dù xã hội đã tân tiến hơn, những phong tục cổ hủ dần được gỡ bỏ.

Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn nhiều người truyền tai nhau về việc không được bước qua người bà bầu? Vì sao lại có quan niệm như vậy?

Vì sao không được bước qua chân bà bầu?

Không bước qua chân bà bầu – quan niệm lâu đời trong dân gian

Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết lý do vì sao không được bước qua người bà bầu là bởi một số yếu tố ở dưới đây:

  • Tình trạng ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn, điều đó khiến mẹ bầu mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé
  • Tâm lý bà bầu ở giai đoạn mang thai khá nhạy cảm, do đó việc bước qua chân bà bầu đôi khi còn được xem là hành vi thể hiện sự coi thường đối với em bé trong bụng. Nên cần phải kiêng kị và không được bước qua người bà bầu.
  • Vốn dĩ có em bé là một niềm hạnh phúc, nhưng với nhiều người chẳng may nghén nặng thì cũng không tránh khỏi sự mệt mỏi khi bụng bầu lớn dần. Vì vậy, việc bước chân qua người bà bầu sẽ khiến người mẹ cảm thấy nặng nề, áp lực và dễ dẫn tới ác mộng.

Theo quan niệm của dân gian, việc bước qua qua người bà bầu dễ tạo nên một lực bóng đè vô hình nào đó khiến cho người mẹ bị mất ngủ, hoảng loạn và ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Trên đây là những quan niệm dân gian được người xưa để lại và giải thích cho vấn đề vì sao không đước bước qua chân bà bầu. Vấn đề này có thể được đánh giá là mê tín và không có cơ sở khoa học nào chứng minh.

Tuy nhiên, tất cả vì em bé và sức khoẻ của người mẹ, chúng ta cũng nên bước qua chân bà bầu để không gặp phải các tình huống khó xử cho đôi bên.

Vì sao không được bước qua chân bà bầu theo khoa học hiện đại

Theo quan niệm dân gian là vậy, còn với quan điểm khoa học hiện đại thì vì sao không được bước qua chân bà bầu? Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng việc bạn không được bước qua chân bà bầu bởi một số lý do sau:

  • Tạo cảm giác khó chịu cho thai phụ, vì có cảm giác như đang bị mọi người đùa giỡn, trêu ghẹo…
  • Bước qua chân bà bầu cũng không phải là hành động an toàn, vì nếu chẳng may trượt chân, bạn có thể vô tình đè lên bụng thai phụ… hoặc khiến thai phụ bị ngã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người mẹ và sự an toàn của em bé.

Vậy nên, dù việc bước chân qua bà bầu được hiểu theo dân gian hay khoa học hiện đại cũng là hành động mà bạn nên tránh. Nhằm không ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý của mẹ bầu.

Một số kiêng kị mẹ bầu cần chú ý khi mang thai

Những kiêng kị mẹ bầu cần chú ý khi mang thai

Ngoài việc không được bước qua chân bà bầu, thì còn rất nhiều vấn đề mà mẹ bầu cần chú ý khi mang thai:

Tránh nằm ngửa

Giai đoạn mang thai từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu cần tránh việc nằm ngửa. Bởi giai đoạn này em bé đã phát triển nhanh và bụng mẹ bầu khá to nên việc nằm ngửa sẽ khiến khối lượng thai nhi chèn vào tĩnh mạch chủ làm thay đổi quy trình phân phối oxy.

Khi đó sẽ ảnh hưởng đến em bé ở trong bụng. Do đó, mẹ bầu cần tránh không được nằm ngửa nhé!

Tránh dự đám tang

Mọi người vẫn thường nhắc nhau đám tang luôn bao phủ một không khí tang thương, ảm đạm, buồn. Đặc biệt khí lạnh từ người chết sẽ tác động bất lợi đến sức khỏe thể chất của bà bầu.

Không chỉ theo quan niệm dân gian, mà khoa học cũng lý giải việc bà bầu cần tránh dự đám tang là do vi trùng trong thi thể người mất phân tán ra ngoài không khí, không tốt cho sức khỏe thể chất của thai phụ do giai đoàn này cơ thể người mẹ yếu nên rất dễ nhiễm lạnh, sốt rét…

Tránh bước qua dây hoặc võng

Đây cũng là một quan niệm dân gian được người xưa truyền tai nhau cho đến tận bây giờ. Sở dĩ bà bầu tránh bước qua dây hoặc võng vì có thể sẽ khiến dây rốn quấn cổ bé. Từ đó sẽ khiến quá trình trở dạ gặp khó khăn, dễ gây ngạt thở và nguy hiểm cho em bé.

Tuy nhiên, thực tế thì đó chỉ là quan niệm xưa, chưa có nghiên cứu nào khẳng định điều đó là đúng. Bởi theo khoa học, hiện tượng dây rốn quấn cổ bé phải phụ thuộc vào chiều dài thân trẻ và sự chuyển động của thai nhi.

Không ngồi xổm

Mẹ bầu ngồi xổm là hành động không nên, nhất là khi mẹ bầu ở gần những tháng cuối của thai kỳ. Việc ngồi xổm sẽ tạo áp lực đến tử cung, cổ tử cung, đẩy thai nhi xuống và làm tăng nguy cơ sinh non.

Không đi giày cao gót

Rất đúng, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của mẹ và bé thì mẹ bầu không nên đi giày cao gót ở thời điểm này.

Hành động này tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như: vấp ngã, chẹo chân… tăng nguy cơ sinh non và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống, gót chân của người mẹ do phải chịu trọng lượng lớn.

Tránh hít khói thuốc lá

Không cần bàn cãi, khói thuốc lá luôn được khuyến cáo về mức độ nguy hại ngay cả với người dùng chúng. Hơn nữa, chị em khi đang mang thai hít phải khói thuốc lá, chất nicotine và các loại chất độc hại khác sẽ đi qua phổi vào trong máu của bạn.

Từ đó sẽ tác động trực tiếp đến em bé và có thể gây ra rất nhiều hệ luỵ:

  • Thai nhi phát triển chậm hơn so với tuổi thai.
  • Tăng nguy cơ sinh non
  • Tổn thương não và phổi của thai nhi
  • Tăng nguy cơ thai chết lưu

Như vậy, tránh hít khói thuốc lá đối với bà mẹ mang thai là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ và em bé. Bên canh đó, mẹ bầu cũng không nên tụ tập nơi đồng người, nơi công cộng, quán cà phê… vì đây đều là những không gian khó có thể tránh được mùi thuốc lá.

Không uống bia rượu

Rượu bia đều là đồ uống có chứa chất kích thích, khi mẹ bầu sử dụng loại đồ uống này, một phần các chất kích thích sẽ dễ dàng đi qua nhau thai và vào cơ thể thai nhi.

Bà bầu uống rượu cũng đồng nghĩa với việc em bé trong bụng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhất là khi người mẹ sử dụng rượu bia thường xuyên với lượng cồn lớn tích tụ trong cơ thể, sẽ làm cản trở quá trình thai nhi phát triển, thiếu lượng oxy cần thiết để hình thành nên các cơ quan trong cơ thể.

Vì vậy, nếu phụ nữ uống rượu, bia khi mang thai thì thai nhi có thể bị tổn thương và ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thể trạng và trí não, nhất là trong 3 tháng đầu.

Mẹ bầu nên làm gì để có một thai kì khoẻ mạnh?

Ngoài những lưu ý được giải đáp cho thắc mắc vì sao không được bước qua chân bà bầu ở trên. Trong suốt thai kỳ, để giữ cho mình một sức khoẻ tốt và đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của em bé, bạn cần lưu ý:

  • Chủ động thực hiện khám thai định kì đầy đủ theo lịch hẹn của Bác sĩ.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều vitamin từ rau xanh và quả tươi. Hạn chế đồ ăn quá ngọt, quá mặn hoặc đồ ăn chiến rán, thực phẩm nhiều tinh bột…
  •  Vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu. Trừ một số trường hợp do thai yếu và được bác sĩ chỉ định.
  • Hạn chế đến những nơi đông người, nhất là những nơi đang có dịch bệnh truyền nhiễm, những nơi có nguồn không khí bị ô nhiễm, độc hại…
  • Làm việc hợp lý, không nên làm việc quá sức, làm việc nặng.
  • Nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ…

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp giải đáp cho thắc mắc vì sao không được bước qua chân bà bầu? cũng như những lưu ý cần thiết trong giai đoạn mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Nếu có bất cứ băn khoăn nào, hãy hỏi ý kiến của Bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi hoặc gọi đến Hotline:0858.56.52.52 để được giải đáp.

lưu ý Lưu ý : “ Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Của Mỗi Người ”
khuyến mãi

s suất cuối - nhận ngay mã số khám ưu tiên

23

GIỜ

23

PHÚT

GIÂY

lưu ýNhận mã số
banner-right

© 2019 Bản quyền các bài viết thuộc phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

Các bài viết của phòng khám chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0102678020 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

×

ĐẶT HẸN ONLINE