Bác sỹ tại Pk có trình
độ thạc sỹ, tiến sỹ

Bác sỹ thực hiện hơn
ca chữa bệnh

Bệnh nhân được tư
vấn cùng bác sỹ

ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH

Được Sở Y Tế cấp phép

Cơ sở uy tín, chất lượng

Bảo mật, an toàn

Phòng khám nam khoa 52 Nguyễn Trãi

Viêm phụ khoa khi mang thai

Tác giả bài viết:

Viêm âm đạo khi mang thai là nỗi lo của rất nhiều chị em phụ nữ. Bệnh không chỉ gây cảm giác khó chịu ở vùng kín, mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sống, sức khỏe của mẹ và bé như, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, trẻ sức đề kháng yếu. Vậy, làm sao để nhận biết, phòng tránh bệnh và cách đối phó khi bị viêm âm đạo khi mang thai? Tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây, bạn hãy đọc ngay nhé!

Hiểu đúng viêm âm đạo khi mang thai là gì?

Viêm âm đạo khi mang thai là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở âm đạo khiến dịch tiết ra nhiều, gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu.

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, nhưng phổ biến nhất là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Viêm âm đạo nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé, tăng nguy cơ sinh non, thậm chí là sảy thai.

Vì thế, việc nhận biết các triệu chứng, nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp thai phụ có hướng điều trị tích cực, phù hợp với sức khỏe.

viêm âm đạo khi mang thai

Biểu hiện viêm âm đạo khi mang thai

Việc phát hiện sớm triệu chứng của bệnh sẽ giúp mẹ bầu có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn bệnh chuyển biến nặng hơn. Sau đây là các biểu hiện của bệnh viêm âm đạo khi mang bầu:

  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều, dịch chuyển từ màu trắng sữa sang màu xanh, nâu, có bọt hoặc từng mảng báo vào quần lót. Dịch âm đạo có mùi hôi tanh vô cùng khó chịu.
  • Cảm giác nóng rát, đau khi quan hệ hay đi tiểu tiện.
  • Vùng kín ẩm ướt khó chịu và ngứa ngáy.
  • Vùng da tại âm đạo sưng đỏ.
  • Tiểu rắt, tiểu khó, cảm giác buồn tiểu nhưng mỗi lần đi lại rất ít. Tình trạng này thường diễn ra vào buổi sáng sớm, ban đêm gây khó khăn trong sinh hoạt và nghỉ ngơi.

triệu chứng viêm âm đạo khi mang thai

Nguyên nhân viêm âm đạo khi mang thai

Với hơn 40 năm kinh nghiệm chuyên khoa, bác sĩ Lê Hữu Liêm từng công tác tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (nay công tác tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi) cho biết:

Viêm nhiễm âm đạo khi mang thai thường xảy ra khi sự cân bằng tự nhiên cửa các loại vi khuẩn trong âm đạo bị mất cân bằng. Những nguyên nhân gây mất cân bằng môi trường âm đạo phải kể đến như:

  • Rối loạn nội tiết tố

Trong thai kỳ, dịch âm đạo thường tiết ra nhiều hơn mức bình thường. Điều này khiến môi trường âm đạo bị thay đổi, vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt.

Nếu nữ giới không đảm bảo vệ sinh thường xuyên, đúng cách và sạch sẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những tác nhân gây hại như nấm, vi khuẩn phát triển.

  • Vệ sinh sai cách

Bệnh viêm âm đạo khi mang thai có thể do thói quen vệ sinh vùng kín kém, sai cách từ trước khi mang bầu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm xâm nhập, phát triển và gây bệnh.

  • Sức đề kháng yếu

Khi mang thai, sức đề kháng của chị em sẽ bị suy giảm so với thông thường. Điều này khiến cho cơ thể dễ bị các tác nhân có hại tấn công và gây bệnh.

  • Do nấm

Theo thống kê, có khoảng 20% phụ nữ mang thai mắc bệnh nhiễm khuẩn âm đạo do nấm men. Vốn dĩ loại nấm này sống trong âm đạo nữ giới nhưng chúng không hoạt động và không gây hại.

Tuy nhiên, khi mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến sự cân bằng của môi trường âm đạo bị phá vỡ, tạo điều kiện tốt cho nấm phát triển, gây ra triệu chứng viêm nhiễm.

  • Do lậu cầu khuẩn

Nếu mẹ bầu nhiễm vi khuẩn lậu trong thai kỳ do quan hệ tình dục không an toàn, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo kho mang thai.

  • Nhiễm khuẩn Bacterial Vaginosis

Bệnh thường gây ra do sự phát triển mạnh mẽ của các loại vi khuẩn thường trú trong âm đạo suốt thời kỳ mang thai. Bệnh gây ra các triệu chứng điển hình như: tiết dịch âm đạo, dịch có màu xám mùi hôi tanh.

Bệnh nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như: vỡ màng ối, tăng nguy cơ sinh non, động thai, sảy thai, trẻ sinh ra sức đề kháng kém, nhẹ cân,…

nguyên nhân bị viêm âm đạo khi mang thai

Viêm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bác sĩ Liêm cho biết thêm, bệnh phụ khoa nói chung và viêm âm đạo khi mang thai nói riêng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ bầu, mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sự quá trình phát triển của thai nhi.

  • Đối với mẹ bầu

Những triệu chứng của bệnh viêm âm đạo khiến mẹ bầu luôn trong cảm giác khó chịu, bứt rứt, bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Không những thế, bệnh còn khiến chị em luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo lắng, stress,…

Khi tâm trạng của mẹ không thoải mái, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển, sức khỏe của thai nhi trong bụng.

Ngoài ra, bệnh nếu kéo dài không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: sảy thai, nhiễm trùng ối, ảnh hưởng tới việc làm tổ, bám dính vào thành tử cung và phôi thai.

  • Đối với thai nhi

Viêm âm đạo khi mang thai là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chậm phát triển, còi xương ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này của trẻ.

Nếu mẹ bị viêm âm đạo trong thai kỳ, trẻ được sinh thường đi qua đường sinh dục của ngươi mẹ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như: viêm niêm mạc, viêm phế quản, viêm phổi,…do nhiễm nấm, vi khuẩn từ mẹ.

Do đó, khi nhận thấy những triệu chứng như: ngứa âm đạo, khí hư ra nhiều có màu sắc, mùi bất thường, vùng kín sưng tấy đỏ, thai phụ nên chủ động thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng.

viêm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không

Cách phòng tránh viêm âm đạo khi mang thai

Để bảo bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây để phòng ngừa bệnh viêm âm đạo khi mang thai hiệu quả.

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách

Khi vệ sinh vùng kín, chị em cần chú ý vệ sinh một cách nhẹ nhàng, cẩn thận, chỉ nên rửa bên ngoài, không thụt rửa mạnh tay vào sâu bên trong âm đạo nhằm tránh gây ra các tổn thương niêm mạc âm đạo, mất cân bằng môi trường âm đạo.

Không nên lạm dụng các dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa có nồng độ kiềm, sát khuẩn cao.

  • Chế độ ăn uống khoa học

Mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin A, D, K, C có trong rau của quả, cá biển, trứng,…

Đặc biệt, chị em nên tăng cường bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình để gia tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, duy trì độ cân bằng môi trường âm đạo. Bởi, trong sữa chung cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn, tiêu diệt các hại khuẩn hiệu quả.

  • Có thói quen sinh hoạt hàng ngày lành mạnh

Chị em cần chú ý mặc quần áo, đồ lót rộng rãi, khô thoáng, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt. Nên thay quần lót 2 – 3 lần/ ngày, hạn chế mặc đồ bó sát. Luôn giữ quần áo thật sạch sẽ, khô ráo, phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Tránh sử dụng xà phòng, dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh, nhằm tránh làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi, phát triển.

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tinh thần thật thoải mái, tránh stress, bởi những điều này đều có thể làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa nói chung, viêm âm đạo nói riêng.

Quan hệ tình dục an toàn, nhất là trong khoảng thời gian mang bầu, chị em cần hết sức lưu ý tới những tư quan hệ nhằm tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu chị em bị viêm âm đạo, chị em cần kiêng quan hệ tình dục tuyệt đối.

Ngoài ra, chị em cũng cần duy trì cho mình một thói quen khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các bất thường và có phương pháp điều trị hiệu quả, kịp thời.

Hơn nữa, khi thấy vùng kín có các biểu hiện bất thường như khí hư ra nhiều, màu sắc thay đổi, ngứa rát, tiểu buốt, đau bụng, chị em nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

cách phòng tránh viêm phụ khoa khi mang thai

Mẹ bầu nên làm gì khi bị viêm âm đạo?

Khi bị viêm âm đạo trong thai kỳ, điều đầu tiên chị em cần làm đó là sắp xếp công việc, chủ động tìm đến những địa chỉ khám phụ khoa uy tín để thăm khám ngay.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, sử dụng thuốc khi chưa thăm khám, có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, thể trạng của chị em mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên có nên điều trị bệnh cấp tốc hay không. Bởi, bất kỳ phương pháp điều trị bệnh nào cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.

Hiện nay, có một số loại thuốc đặt trị bệnh viêm âm đạo được nghiên cứu và xác nhận không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, có thể sử dụng trong thai kỳ. Nhưng, việc đặt thuốc vào trong âm đạo khi mang thai có thể gây ra hiện tưởng chảy máu do va chạm vào các mạch máu nhỏ dễ vỡ trong âm đạo, cổ tử cung.

Vì thế, chỉ khi thực sự cần thiết, các bác sĩ mới chỉ định thai phụ sử dụng thuốc đặt âm đạo phụ hợp và hướng dẫn sử dụng một cách chi tiết nhất để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm âm đạo khi mang thai, từ đó chủ động phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Mọi thắc mắc cần bác sĩ chuyên khoa y tế đầu ngành tư vấn, giải đáp, chị em hãy tham khảo trực tiếp ngay TẠI ĐÂY.

lưu ý Lưu ý : “ Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Của Mỗi Người ”
khuyến mãi

s suất cuối - nhận ngay mã số khám ưu tiên

23

GIỜ

23

PHÚT

GIÂY

lưu ýNhận mã số
banner-right

© 2019 Bản quyền các bài viết thuộc phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

Các bài viết của phòng khám chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0102678020 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

×

ĐẶT HẸN ONLINE