Bác sỹ tại Pk có trình
độ thạc sỹ, tiến sỹ

Bác sỹ thực hiện hơn
ca chữa bệnh

Bệnh nhân được tư
vấn cùng bác sỹ

ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH

Được Sở Y Tế cấp phép

Cơ sở uy tín, chất lượng

Bảo mật, an toàn

Phòng khám nam khoa 52 Nguyễn Trãi

Sùi mào gà ở trong miệng, lưỡi, môi giai đoạn đầu

Tác giả bài viết:

Số lượng người mắc sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi và họng không hề thua kém so với số người bị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.

Đặc biệt, sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi cực kỳ nguy hiểm, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, thậm chí biến chứng ung thư vòm họng, ung thư miệng.. Vậy sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi là gì? Chúng có những biểu hiện gì và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây là lời giải đáp chính xác nhất về này. Cùng theo dõi nhé.

Sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi, họng là gì?

Sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi, họng là bệnh do loại virus có tên là Human papilloma (HPV) gây ra, trong đó, virus HPV tuýp 6, 11 được tìm thấy trong hơn 120 chủng HPV chính là nguyên nhân gây ra hơn 90% trường hợp mắc bệnh sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi, họng.

Sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi, họng được hiểu là tình trạng xuất hiện mụn cóc sinh dục nhỏ, hình dạng như mào gà hoặc súp lơ trong khoang miệng, lưỡi, môi, cổ họng khi quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng hoặc sử dụng chung bàn chải đánh răng và các vật dụng cá nhân khác với người mắc bệnh.

Điều đáng nói là hầu hết các trường hợp mắc sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi, họng thường chủ quan nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng, viêm vòng họng,… khiến bệnh phát triển nặng gây nên những ảnh hưởng nguy hiểm. Theo số liệu thống kê y tế cho thấy, có đến gần 20 % mắc sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi, họng bị biến chứng ung thư vòm họng, ung thư miệng.

sùi mào gà ở miệng

Nguyên nhân sùi mào gà trong miệng, lưỡi, môi, họng là gì?

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Phương Hồng – phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết: Thông thường, virus HPV có thể lây truyền từ người này sang người khác qua một số con đường như: quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc qua dịch mủ, vết thương hở, hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân cũng khiến bạn bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi, họng chủ yếu bắt nguồn từ các nguyên nhân chính như sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng: Đây là một trong số những nguyên chính dẫn đến bệnh sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi, họng. Bởi khi dùng miệng tiếp xúc với bộ phận sinh dục của người bệnh sẽ khiến cho mầm bệnh lây lan từ bộ phận sinh dục sang miệng, lưỡi, môi, họng gây ra sùi mào gà tại các vị trí này.
  • Hôn môi: Nếu bạn hôn môi người bệnh mắc sùi mào gà, nước bọt của người bệnh sẽ lây lan sang đối tác khiến bạn bị nhiễm virus HPV và mắc bệnh sùi mào gà ở miệng.
  • Lây qua vật dụng trung gian (tỉ lệ rất thấp): Việc sử dụng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, cốc,… có chứa dịch máu, mủ của người bệnh cũng là nguyên nhân khiến virus HPV lan truyền.

Những đối tượng dễ mắc sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi, họng đó là:

  • Người có nhiều bạn tình, thích quan hệ bằng miệng.
  • Hệ miễn dịch kém.
  • Quan hệ tình dục bằng miệng với người bệnh.
  • Hôn người bệnh.
  • Dùng tay kích thích bộ phận sinh dục mang mầm bệnh, sau đó đưa tay vào miệng.
  • Dùng chung đồ dùng các nhân với người bệnh (bàn chải đánh răng, bát, đũa, thìa, cốc uống nước,..)

>> Xem ngay: Sùi mào gà ở mắt

sùi mào gà trong miệng

Biểu hiện sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi

Cũng giống như sùi mào gà ở bộ phận sinh dục, HPV gây ra sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi, họng có thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng. Sau giai đoạn ủ bệnh, sùi mào gà ở lưỡi và miệng xuất hiện các triệu chứng như:

sùi mào gà ở môi

Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu

  • Người bệnh xuất hiện các nốt sùi nhỏ li ti, có màu hồng nhạt trên đầu lưỡi hoặc trong khoang miệng. Triệu chứng này thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng.
  • Các mụn sùi này phát triển tập trung thành từng vùng như súp lơ hoặc mào con gà, bề mặt mụn ẩm ướt, có mảng trắng như đang chảy mủ.
  • Cổ họng sưng tấy, đau khi nuốt nước bọt, gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, triệu chứng này khá giống với bị viêm họng.
  • Khi nhai thức ăn sẽ gây vỡ mụn, trầy xước dẫn đến hiện tượng chảy dịch, đau xót, khiến bệnh càng lan rộng ra trong hệ thống đường tiêu hóa.

sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu

Sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu

  • Ban đầu tại khoang miệng của người bệnh sẽ sưng tấy đỏ.
  • Xuất hiện các u nhú màu trắng hoặc màu hồng trên môi, lưỡi, amidam,.. gây đau rát và tê.
  • Những u nhú này thường không ngứa, mềm và dễ chảy máu khi va chạm.
  • Khi nuốt cảm giác vướng, sưng và đau hàm.

sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu

Sùi mào gà ở họng giai đoạn đầu

  • Tại vòm họng xuất hiện u nhú, có màu hồng nhạt hoặc trắng, kích thước 1-2mm, mọc thưa nhau. Các u nhu này có thể lây lan ra lưỡi, khoang miệng, vùng miệng.
  • Khi bệnh phát triển, các u nhú sẽ mọc nhô lên thành từng cụm, gai mềm gây vướng víu đau rát.
  • Khi chạm vào dễ chảy máu, kèm theo mủ, mùi hôi tanh.

Cách điều trị sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi hiệu quả nhất

Bác sĩ Nguyễn Phương Hồng cho biết: Khi có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi họng,.. người bệnh cần phải chủ động thăm khám và điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ càng cao.

Thông thường, việc điều trị ở miệng, lưỡi, môi, họng sẽ có sự khác biệt so với vị trí khác như bộ phận sinh dục… Cụ thể:

  • Điều trị bằng thuốc: Để điều trị sùi mào gà thông thường thuốc sử dụng sẽ là thuốc uống và thuốc bôi. Tuy nhiên, nếu vị trí ở vị trí ở sâu trong cổ họng thì việc sử dụng thuốc bôi sẽ được loại trừ lúc này. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ căn cứ tùy vào tình trạng bệnh mà sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp và đảm bảo an toàn.

Ưu điểm của các loại thuốc này là giúp ngăn chặn sực phát triển của virus, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.

  • Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa: Hiện có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà bằng phương pháp ngoại khoa như đốt điện, áp lạnh, phương pháp ALA-PDT, kích hoạt miễn dịch DNA… Trong đó phương pháp kích hoạt miễn dịch DNA được đánh giá là mang lại hiệu quả cao nhất giúp ức chế sự phát triển của virus, giảm triệu chứng rõ rệt, mang lại hiệu quả suốt đời.

Tuy nhiên, việc điều trị bằng phương pháp này bác sĩ sẽ căn cứ vào vị trí ở miệng, lưỡi, môi hay họng, mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện.

Một số lưu ý và cách phòng tránh sùi mào gà ở miệng, lưỡi, họng

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa thì phòng bệnh là cách tốt nhất giúp mọi người phòng tránh bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh sùi mào gà một cách hiệu quả.

Dưới đây là một số lưu ý và cách phòng tránh sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi:

  • Thực hiện quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ tình dục bằng miệng. Nếu có hãy sử dụng bao cao su hoặc miếng chắn miệng để giảm thiểu tối đa sự phát triển của vi khuẩn.
  • Tuyệt đối không được hôn hoặc tiếp xúc với vết thương hở của đối tượng lạ hoặc tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh.
  • Nếu đang có thói quen sử dụng chung đồ cá nhân bàn chải đánh răng, khăn tắm, thậm chí ly nước uống… thì bạn cần loại bỏ ngay để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi đã có quan hệ tình dục, cần đi khám nam khoa, phụ khoa để phòng bệnh tốt nhất.

Hi vọng những thông tin chia sẻ về bệnh sùi mào gà ở miệng, lưỡi, môi đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ giúp bạn đọc đã có cái nhìn đầy đủ và đúng hơn về bệnh từ đó có cách phòng tránh cũng như chữa trị kịp thời khi không may mắc phải.

Nguồn tham khảo:

lưu ý Lưu ý : “ Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Của Mỗi Người ”
khuyến mãi

s suất cuối - nhận ngay mã số khám ưu tiên

23

GIỜ

23

PHÚT

GIÂY

lưu ýNhận mã số
banner-right

© 2019 Bản quyền các bài viết thuộc phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

Các bài viết của phòng khám chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0102678020 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

×

ĐẶT HẸN ONLINE