Bác sỹ tại Pk có trình
độ thạc sỹ, tiến sỹ

Bác sỹ thực hiện hơn
ca chữa bệnh

Bệnh nhân được tư
vấn cùng bác sỹ

ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH

Được Sở Y Tế cấp phép

Cơ sở uy tín, chất lượng

Bảo mật, an toàn

Phòng khám nam khoa 52 Nguyễn Trãi

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Tác giả bài viết:

Kinh nguyệt bỗng nhiên bị rối loạn, lúc ra nhiều, ra ít, thậm chí là rong kinh,… sau khi sinh gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như quá trình chăm sóc con nhỏ của bạn. Vậy nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì? Nó có nguy hiểm không? Và khi bị rối loạn kinh nguyệt phụ nữ phải làm gì để chữa trị hiệu quả. Đừng lo lắng, mọi băn khoăn, thắc mắc về vấn đề này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé.

Thế nào là rối loạn kinh nguyệt sau sinh?

Thông thường, sau khi sinh nở, thời gian có kinh trở lại của chị em phụ nữ sẽ khác nhau, đối với trường hợp sinh mổ kinh nguyệt sẽ trở lại sau 2-3 tháng, còn đối với trường hợp sinh thường kinh nguyệt sẽ trở lại sau 4-6 tháng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp kéo dài tới 1 năm, tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người và có nuôi con bằng sữa mẹ không.

Tuy nhiên, nếu sau khi sinh chị em gặp phải tình trạng kinh nguyệt thất thường, không theo chu kỳ nhất định nào, đến quá sớm hoặc quá muộn, lượng kinh nguyệt ra quá ít hoặc quá nhiều, thời gian hành kinh quá ngắn hoặc quá dài, rong kinh, đau bụng kinh,…. thì đó là tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.

rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh 

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó phổ biến là 4 nguyên nhân chính sau đây:

  • Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Thông thường, quá trình mang thai và sinh con, nội tiết tố trong cơ thể chị em thường bị rối loạn. Đây là một trong những nguyên nhân gây rối lọan kinh nguyệt sau sinh. Thêm vào đó, nếu trước đây bạn từng mất cân bằng hormone thì cũng có khả năng gặp phải hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

  • Do cho con bú

Việc cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn có khả năng ức chế sự rụng trứng cũng như trì hoãn thời gian có kinh. Thực tế, phụ nữ cho con bú hoàn toàn sẽ có kinh trở lại sau 6 tháng hoặc muộn hơn. Còn những phụ nữ không cho con bú thường có kinh trở lại sau khoảng 6 tuần.

  • Do ảnh hưởng của tâm lý

Áp lực chăm sóc con nhỏ kết hợp với công việc hay mối quan hệ trong gia đình,.. đã khiến rất nhiều chị em sau khi sinh rơi vào trạng thái stress, căng thẳng và mệt mỏi. Tình trạng này nếu kéo dài quá lâu sẽ gây rối loạn hormone nội tiết, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nói chung và gây rối loạn kinh nguyệt nói riêng.

  • Mắc các bệnh lý phụ khoa

Sau khi sinh nở chị em rất dễ vị các tác nhân gây hại (vi khuẩn, nấm, tạp trùng,…) tấn công bởi lúc này sức đề kháng của chị em thường khá yếu. Bên cạnh đó nhiều chị em sau sinh thường “chiều chồng” có quan hệ tình dục ngay thì rất dễ mắc phải các bệnh lý phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, hay các bệnh buồng trứng,… sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.

Theo các chuyên gia y tế cảnh báo, những bệnh lý này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiên chức làm mẹ của chị em phụ nữ, thậm chí tăng nguy cơ ung thư nếu không chữa trị kịp thời.

>> Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh điển hình nhất

Chị em phụ nữ khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường xuất hiện các dấu hiệu điển hình như:

  • Chu kỳ kinh bất thường: Đây là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh dễ nhận biết nhất. Thông thường kỳ kinh bình thường là 28 – 32 ngày. Thời gian kinh nguyệt là từ 3 đến 7 ngày, lượng máu khoảng 50 – 100 ml tùy cơ địa từng người. Vì thế, những người có kỳ kinh ít hơn 28 hoặc nhiều hơn 32 ngày, thời gian chảy máu kinh ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày được coi là đã bị rối loạn kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.
  • Bị mất kinh sau sinh quá lâu: Thông thường phụ nữ sinh mổ thì sau 2 đến 3 tháng có kinh trở lại, sinh thường lâu hơn là 6 tháng đến 1 năm. Nếu như 1 – 2 năm sau sinh mà chưa có kinh nguyệt thì chắc chắn bạn bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.
  • Đâu bụng dữ dội: Khi đến tháng, chị em thường có biểu hiện đau bụng trước và trong ngày đầu tiên. Tuy nhiên nếu chị em cảm thấy cơn đau kéo dài nhiều ngày, đau vật vã, dữ dội, quằn quại không thể làm gì thì đó cũng là dấu hiệu của rối loạn kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.
  • Tâm trạng không ổn định: Nội tiết tố rối loạn sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc, khi đó sẽ kéo theo kinh nguyệt rối loạn.
  • Bị đau đầu vú: Bị đau đầu vú hay cảm thấy căng tức đầu vú là biểu hiện của rối loạn nội tiết, nó đồng nghĩa với rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn. Đây là biểu hiện chung cho người bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt chứ không chỉ phụ nữ sau khi sinh đâu nhé.

dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh khi nào bình thường, bất thường?

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Phạm Thị Minh Trang – chuyên khoa Phụ sản I – phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết: Thông thường, sau thời gian sinh nở, mỗi chị em phụ nữ lại có thời điểm trở lại kinh nguyệt khác nhau. Trong những trường hợp sau được coi là rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh bình thường:

  • Có kinh sau 3 tháng – 1 năm nếu chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.
  • Sau 1,5 – 2 tháng có kinh nếu chị em không cho con bú, nuôi con bằng sữa ngoài.
  • Có kinh sau 2 tháng nếu chị em sinh mổ.

Ngoài những trường hợp nêu trên, nếu kinh nguyệt xuất hiện sẽ được gọi là rối loạn kinh nguyệt sau sinh bất thường, các mẹ cần chủ động thăm khám ngay. Ngoài ra, các mẹ nếu gặp các dấu hiệu sau cũng cần khám ngay:

  • Sau sinh, kinh nguyệt trở lại nhưng lại biến mất trong thời gian dài.
  • Ngày hành kinh kéo dài từ 8-14 ngày, lượng máu ra nhiều và bất thường như cục máu đông, màu sẫm, có mùi hôi khó chịu.
  • Ngứa ngáy vùng kín, khó chịu, đau khi quan hệ tình dục.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ và sinh thường có khác nhau không?

Thực tế, phụ nữ sinh thường và sinh mổ là khác nhau, nhưng sự thay đổi bên trong cơ thể hầu như lại giống nhau. Dù người phụ nữ sinh thường hay sinh mổ thì hàm lượng hormone nội tiết tố cũng đều bị suy giảm. Do đó, việc rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ không khác gì so với sinh thường.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh thường hay sinh mổ tưởng chừng là triệu chứng bình thường nhưng đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó nó cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ sau này, thậm chí gây vô sinh.

Vì vậy, các mẹ cần nắm bắt được các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh để điều trị bệnh kịp thời.

rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ

Khi nào thì có kinh trở lại?

Khi nào thì có kinh trở lại cũng là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh? Theo bác sĩ Phạm Minh Trang cho biết, thực tế thời gian kinh nguyệt sau sinh trở lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình trạng cho con bú, sức khỏe sau sinh, lượng hormonre, chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi sau sinh,… trong đó tình trạng cho con bú là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự trở lại của kinh nguyệt.

Bởi chất prolactin – hormone có trách nhiệm sản xuất sữa mẹ là nguyên nhân ngăn chặn sự rụng trứng. Do đó, nếu bạn không cho con bú thì thời gian kinh nguyệt trở lại từ 6-8 tuần sau khi sinh.

Còn nếu bạn cho con bú mẹ hoàn toàn thì thời gian kinh nguyệt trở lại sẽ thay đổi, bạn sẽ không có kinh trong vòng 6 tháng, thậm chí lâu hơn. Nhiều trường hợp kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi người mẹ không cho con bú nữa.

Phải làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh?

Chị em sau sinh khi nhận thấy dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt nên nhanh chóng thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe sinh sản về sau. Do vậy, chị em không chủ quan, coi thường.

Bên cạnh đó, chị em cũng cần thực hiện một số điều sau:

  • Tâm sự cùng người thân, đặc biệt là ông xã để được hỗ trợ trong việc chăm sóc con nhỏ, dọn dẹp nhà cửa nữa…
  • Biết cách cân bằng tâm lý, tránh căng thẳng tinh thần gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để cải thiện vòng kinh không đêu. Bổ sung các thực phẩm lành mạnh như cá, thịt, trứng, rau xanh, sữa chua, đậu nành…. Hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc đồ uống chứa cồn và caffeine,…
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để ổn định vòng kinh và cân bằng lại nội tiết tố, chị em có thể lựa chọn các môn thể thao như bơi lội, yoga, ngồi thiền,…

rối loạn kinh nguyệt sau sinh phải làm sao

Đâu là cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh hiệu quả?

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Trang cho biết: rối loạn kinh nguyệt hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu chị em phát hiện và điều trị bệnh sớm. Để điều trị rối loạn kinh nguyệt an toàn, hiệu quả chị em cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên Sản phụ khoa uy tín.

Tùy vào từng nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt là gì? tình trạng bệnh cụ thể cũng như tình hình sức khỏe cá nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho chị em. Cụ thể như:

  • Phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y hoặc can thiệp ngoại khoa: Sau khi khám lâm sàng, nắm bắt được nguyên nhân, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc tây y chuyên khoa (đối với trường hợp bệnh nhẹ) hoặc can thiệp ngoại khoa (đối với trường hợp bệnh nặng) phù hợp giúp mang lại hiệu quả tốt nhất cho chị em.
  • Phương pháp hỗ trợ kết hợp: Song song với việc điều trị, cần kết hợp sử dụng thêm thuốc đông y để giúp điều hòa kinh nguyệt, bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây y và ngăn chặn bệnh tái phát,…

Trong quá trình điều trị, chị em cần tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc và điều trị bệnh tại nhà hay áp dụng bất kỳ bài thuốc dân gian nào khi chưa qua thăm khám, có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi, điều này sẽ vô tình làm trở nên nghiêm trọng, nguy hiểm hơn, từ đó ảnh hưởng tới thời gian điều trị, kết quả điều trị và chi phí điều trị bệnh.

cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh

MỘT SỐ THẮC MẮC THƯỜNG GẶP CỦA CHỊ EM PHỤ NỮ SAU KHI SINH

Rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú là như thế nào?

Thông thường sau khi cho con bú, kinh nguyệt của chị em phụ nữ sẽ có thay đổi. Có khoảng 40% nữ giới có kinh nguyệt lần đầu tiên xảy ra vào khoảng 6 tuần sau khi sinh và hầu hết các nữ giới có kinh trở lại từ khoảng 24 tuần sau khi sinh.

Chị em phụ nữ cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ gây chậm chu kỳ kinh nguyệt. Còn những người phụ nữ không cho con bú, kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn, tuy nhiên vẫn có thể có kinh một vài tháng rồi mới đều trở lại.

Tuy nhiên nếu sau khoảng thời gian này, chị em thấy bất thường như: chậm kinh, rong kinh, vô kinh,… thì đều được xem là rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú.

Rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt khi đang cho con bú là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường nếu chúng không đi kèm với những dấu hiệu bất thường như: có mùi hôi khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục,… thì bạn không cần quá lo lắng. Bởi đây chỉ là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ đang cho con bú.

Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt này kéo dài, và kèm theo các dấu hiệu bất thường thì tốt nhất bạn cần đến các đơn vị y tế chuyên khoa để được thăm khám và có được can thiệp kịp thời.

Bởi rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung hay u nang buồng trứng,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sức khỏe sinh sản, thậm chí nguy cơ gây vô sinh sau này.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên đã giúp cho nữ giới nắm được các thông tin tổng quan về rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Nếu vẫn còn băn khoăn, thắc mắc, xin vui lòng chat Tại đây để được các chuyên gia y tế hỗ trợ cụ thể nhất.

Nguồn tham khảo:

lưu ý Lưu ý : “ Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Của Mỗi Người ”
khuyến mãi

s suất cuối - nhận ngay mã số khám ưu tiên

23

GIỜ

23

PHÚT

GIÂY

lưu ýNhận mã số
banner-right

© 2019 Bản quyền các bài viết thuộc phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

Các bài viết của phòng khám chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0102678020 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

×

ĐẶT HẸN ONLINE