Bác sỹ tại Pk có trình
độ thạc sỹ, tiến sỹ

Bác sỹ thực hiện hơn
ca chữa bệnh

Bệnh nhân được tư
vấn cùng bác sỹ

ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH

Được Sở Y Tế cấp phép

Cơ sở uy tín, chất lượng

Bảo mật, an toàn

Phòng khám nam khoa 52 Nguyễn Trãi

Bệnh lậu ở phụ nữ mang thai

Tác giả bài viết:

Đối với phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng phổ biến và nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng cho trẻ sơ sinh. Vậy, dấu hiệu của bệnh lậu ở phụ nữ mang thai và cách điều trị như thế nào, bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bệnh lậu có sinh con được không?

Bệnh lậu có thể xảy ra ở bất kỳ ai, trong đó phụ nữ mang thai là đối tượng chiếm tỷ lệ mắc bệnh không nhỏ. Nguyên nhân mắc bệnh ở phụ nữ mang thai cũng tương tự như những người thường.

Tuy nhiên, do trong thai kỳ sức đề kháng của thai phụ yếu cùng với dịch tiết âm đạo nhiều hơn bình thường nên khả năng mắc bệnh cao hơn.

Bệnh lậu có thể lây nhiễm qua mọi hình thức quan hệ tình dục không an toàn như qua đường miệng, âm đạo, trực tràng. Khi nữ giới bị nhiễm vi khuẩn lậu thì rất dễ đối mặt với nguy cơ như: bệnh viêm tiểu khung, tắc nghẽn vòi trứng dẫn tới vô sinh – hiếm muộn, mang thai ngoài tử cung,…

Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể bị sinh non, sảy thai, trẻ bị nhiễm khuẩn mắt, suy hô hấp nếu sinh thường,…Do đó, nữ giới bị bệnh lậu nên thăm khám và điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai để tránh nguy hiểm cho sức khỏe bản thân, thai kỳ.

bệnh lậu có mang thai được không

Biểu hiện bệnh lậu ở phụ nữ mang thai

Ở mỗi mức độ của bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình khác nhau. Những triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh lậu ở phụ nữ mang thai là:

  • Tiểu khó, buốt đau rát khi đi tiểu, nước tiểu đục màu có mủ kèm theo.
  • Mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.
  • Vùng kín ra nhiều huyết trắng, huyết trắng có mùi hôi khó chịu kèm sốt.
  • Đau vùng bụng dưới âm ỉ.

Không những thế, nữ giới mắc bệnh lậu trước khi mang thai và không được điều trị thì nguy cơ bị bệnh viêm vòi trứng rất khó tránh khỏi và bệnh thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Vì vậy, khi có các biểu hiện trên nghi ngờ mình mắc bệnh lậu, nữ giới cần nhanh chóng tới cơ sở y tế thăm khám ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời.

>> Xem thêm: Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh

dấu hiệu bệnh lậu ở phụ nữ mang thai

Hậu quả bệnh lậu gây ra trong thai kỳ

Phụ nữ bị bệnh lậu khi mang thai có nguy cơ sinh non cao (chiếm 8% nguy cơ) với các triệu chứng như: viêm màng ối, vỡ ối, sinh non, khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Với những bà bầu bị bệnh lậu và sinh thường, quá trình sinh nở sẽ dễ lây nhiễm mầm bệnh sang cho thai nhi. Điều này khiến trẻ sinh ra bị viêm kết mạc mắt, hô hấp yếu do vi khuẩn lậu từ những chất tiết ở âm đạo xâm nhập vào miệng, mắt của trẻ.

Viêm kết mạc mắt do khuẩn lậu sẽ xảy ra vào ngày thứ 2 – 3 sau khi sinh, lúc này trẻ sẽ có biểu hiện sưng phù hai mí mắt cả trên lẫn dưới, mắt tiết nhiều mủ màu vàng, thị lực suy giảm, thậm chí là mù mắt.

Như vậy, phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu không được điều trị đúng cách thì trong quá trình sinh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng của bé. Đặc biệt, bệnh lậu trước khi mang thai không được chữa trị có thể gây viêm tiểu khung và là tác nhân gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung.

bệnh lậu ở phụ nữ mang thai

Điều trị lậu cho phụ nữ mang thai

Nếu bạn nghi ngờ mình có khả năng mắc bệnh lậu hay bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn hãy chủ động nói với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra. Bạn nên kiểm tra bất kỳ lúc nào trong thai kỳ nếu bạn hay bạn tình của mình xuất hiện các triệu chứng của bệnh lậu hay bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Để kiểm tra, bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy mẫu nước tiểu hay dịch từ cổ tử cung rồi gửi mẫu tới phòng thí nghiệm để phân tích. Nếu như bạn có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hay đường miệng, bác sĩ cũng sẽ lấy mẫu từ cổ họng, trực tràng của bạn để xét nghiệm.

Nếu sau khi xét nghiệm, kết quả là dương tính thì bạn cần phải tiến hành điều trị bệnh ngay. Bởi, việc để bệnh kéo dài sẽ khiến quá trình điều trị bệnh sau này gặp nhiều khó khăn cũng như gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ kê thuốc điều trị bệnh phù hợp. Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh loại an toàn, phù hợp cho phụ nữ mang thai. Nếu bạn mắc nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị chúng cùng một thời điểm.

Thường bệnh Chlamydia sẽ diễn ra đồng thời với bệnh lậu. Bản thân bạn tình cũng cần phải được điều trị. Để tránh tái nhiễm bệnh, cả hai không nên quan hệ tình dục cho tới khi bệnh đã được điều trị dứt điểm.

điều trị lậu cho phụ nữ mang thai

Cách phòng ngừa bệnh lậu trong thai kỳ hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh lậu cho bản thân cũng như bạn tình, nữ giới cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Phụ nữ mang thai cần làm xét nghiệm tầm soát bệnh vào các mốc thời gian như: lần khám thai đầu tiên, lần khám thai tiếp theo và 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Phòng ngừa bệnh lậu cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, nữ giới cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh tại nhà, bởi chúng có thể tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi cũng như gây ra nhiều hệ quả khôn lường cho sức khỏe.
  • Kết hợp sử dụng thuốc đặt âm đạo đối với trường hợp mắc bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung khi thai nhi từ tuần thứ 15 trở đi.
  • Đối với trẻ sơ sinh bị bệnh viêm kết mặc mắt, cần điều trị rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý 6-8 lần/ngày.
  • Khám thai định kỳ theo đúng lịch trình bác sĩ đưa ra, điều trị tích cực, kiên trì đối với thai phụ khi chẳng may mắc bệnh lậu.

Qua bài biết này, mong rằng có thể giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về bệnh lậu ở phụ nữ mang thai. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần các chuyên gia sản phụ khoa giải đáp, chị em hãy liên hệ tới đường dây nóng: 03.56.56.52.52 hoặc trao đổi trực tiếp qua hệ thống tư vấn trực tuyến TẠI ĐÂY.

lưu ý Lưu ý : “ Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Của Mỗi Người ”
khuyến mãi

s suất cuối - nhận ngay mã số khám ưu tiên

23

GIỜ

23

PHÚT

GIÂY

lưu ýNhận mã số
banner-right

© 2019 Bản quyền các bài viết thuộc phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

Các bài viết của phòng khám chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0102678020 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 30/08/2019

×

ĐẶT HẸN ONLINE